Trung Quốc Tuyên truyền viên trên mạng

Bài chi tiết: Ngũ mao đảng

Tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, những tổ chức theo mô hình và mục đích tương tự đã được thành lập từ lâu và không còn là mới mẻ.[27][28] Từ tháng 10 năm 2004 cơ quan tuyên huấn của thành phố Trường Sa của tỉnh Hồ Nam đã bắt đầu mướn những người phê bình trên mạng, được cho đây là những người phê bình chuyên môn đầu tiên được biết tới trên mạng. Tháng 3 năm 2005 trường Đại học Nam Kinh đã mướn sinh viên làm việc phê bình trên mạng trong giờ rảnh rỗi, trả từ quỹ của trường đại học, vào các diễn đàn kiếm những tin tức không đúng mong muốn, và tích cực phản ứng với những quan điểm thân Đảng. Trong những tháng tiếp theo, những lãnh tụ Đảng Cộng sản Trung Quốc tại tỉnh Giang Tô bắt đầu mướn những đội riêng của mình.[29]

Cho tới giữa năm 2007 chuyên viên bình luận mạng được tuyển từ các học đường, và các tổ chức Đảng là chuyện bình thường tại khắp mọi nơi trên nước Trung Quốc, gọi là 网络评论员, Hán Việt: Võng lạc bình luận viên (bình luận viên mạng lưới toàn cầu). Đại học Thượng Hải mướn các sinh viên theo dõi các dấu hiệu bất đồng chính kiến tại các diễn đàn tại đại học. Các chuyên gia bình luận này không những chỉ tham dự các cuộc thảo luận chính trị, mà cả các thảo luận tổng quát.[29][30]

Tờ báo Global Times tường thuật, cơ quan tuyên huấn của Trường Sa đã trả cho mỗi bài viết là 0,5 Nhân dân tệ, vì vậy những nhà chuyên gia bình luận này còn được gọi là "Đảng 50 xu" (tiếng Trung gọi là 五毛党, Hán Việt: ngũ mao đảng (tạm dịch là Đảng 5 hào, Đảng 50 xu, 50 Cent Party)). Tuy nhiên, theo như các trang mạng của Đảng tại địa phương thì lương căn bản của họ là 600 Nhân dân tệ.[27]

Theo tin trên mạng BBC tiếng Việt vào tháng 1 năm 2013 thì thành phố Bắc Kinh đang huy động hơn hai triệu tuyên truyền viên để ‘hướng dẫn dư luận’ trên mạng xã hội Weibo. Trong số trên 2 triệu tuyên truyền viên của thành phố thì 60 ngàn người làm việc trực tiếp cho chính quyền và hai triệu người khác ‘bên ngoài hệ thống’.[31]

Về sự tồn tại của 2 triệu tuyên truyền viên chỉ riêng tại thành phố Bắc Kinh, ông Bắc Phong, một cây viết blog nổi tiếng hiện giờ sống tại Mỹ, thì cho rằng "chiến thuật biển người" của Bắc Kinh "không phải là dấu hiệu của sức mạnh", nhưng là chỉ dấu cho thấy chính quyền không thể đưa ra ý tưởng nào tốt hơn để đối phó với thách thức từ các mạng xã hội.[31]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tuyên truyền viên trên mạng http://special.globaltimes.cn/2010-02/503820.html http://www.globaltimes.cn/special/2010-02/503820.h... http://www.bangkokpost.com/tech/computer/331539/vi... http://edition.cnn.com/2005/ALLPOLITICS/02/04/web.... http://www.dailypaul.com/171416/israel-hires-inter... http://www.digitaljournal.com/article/304929#ixzz1... http://www.fastcompany.com/3003189/propaganda-war-... http://www.feer.com/essays/2008/august/chinas-guer... http://thecable.foreignpolicy.com/posts/2013/07/12... http://www.infowars.com/new-bill-would-make-it-leg...